Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Di le co thuc tu tam

Kinh Doanh | anti netcut 3.0 | video controller vga compatible | driver | VGA Driver | quang cao web |

Nhìn vào một lượng lớn khách đến chùa, ta không thể không tự hỏi rằng giá như tất cả mọi người khi đi lễ Phật, ai cũng tâm niệm làm theo Phật dạy…

Từ khóa liên quan

Động từ
  • đi lễ
  • hướng thiện
  • nghĩ đến
  • cầu xin
Danh từ riêng
  • Phật
  • Tết Nguyên Tiêu
Cụm từ
  • nhà phật
  • từ bi
Danh từ
  • thánh
  • đền chùa
Địa danh trong nước
  • Chùa Hương
  • chùa Phúc Khánh
  • Ngã tư Sở
Từ chuyên môn
  • đức phật
Tên người
  • Hồ Chí Minh

Tin đọc nhiều

  • Quảng Nam: Lũ lượt xem cá lóc nặng 10kg - Dân Việt 34161 lượt đọc
  • Wifi miễn phí, Hội An hút khách du lịch - ICTPress 4770 lượt đọc
  • Dịch vụ "ăn theo" tại Hội chùa Bái Đính - Báo Tin tức 616 lượt đọc
  • Lạnh lẽo khu đầm nhà Vươn một tháng sau cưỡng chế - Báo Đất Việt 518 lượt đọc
  • Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc: Dần hoàn chỉnh về nghi... - Đại Đoàn Kết 396 lượt đọc
  • Mang cả cuộc sống bày lên... đường sắt - Bee.net.vn 388 lượt đọc
  • Ông lão trăm tuổi 2 lần giết "mãng xà tinh" - VTC 326 lượt đọc
  • Đầu năm ngượng ngùng đi dự lễ hội "của quý" - Giadinh.net 232 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam: Lũ lượt xem cá lóc nặng 10kg - Dân Việt

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • 8 con hổ đói tấn công du khách trong công viên - Người Lao Động
  • Tưng bừng khai hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc - Dân Trí
  • Giòn ngọt cải mầm đá Sa Pa - Giadinh.net
  • Lãng mạn đảo Nami (Hàn Quốc) - VOV Online
  • Thiên nhiên cũng chào đón Ngày lễ tình yêu - Infonet

Các bài khác

  • Lễ hội cầu ngư, mở biển ở Đà Nẵng - Nhân dân
  • Những tòa lâu đài lộng lẫy nhất thế giới - Doanh nhân 360
  • Rừng tự nhiên trên vùng cát trắng - KTNT
  • Hơn 104 nghìn lượt du khách được miễn phí vé tham quan Vịnh Hạ Long - Tin tức Du lịch
  • Lang thang trên đỉnh đèo Pha Đin ngắm hoa mận nở trắng trời - aFamily

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Bảo Bình (20/01-18/02)

Lời đề nghị của bạn cần có thời gian để xem xét. Đừng vội thúc giục kẻo từ có thành không. Bạn đang rất hạnh phúc trong tình củm, được quan tâm và cũng muốn quan tâm tới đối phương dễ thương của mình.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies



Người dân đi lễ Chùa Hương đầu năm 2012.

Con số thống kê về lượng người đi lễ tại những đền, chùa, phủ những ngày đầu năm mới năm sau thường cao hơn năm trước. Buổi tối trước Rằm tháng Giêng, chùa Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an, giải hạn. Để có thể tham dự, Phật tử phải chầu chực giữ chỗ... từ chiều. Vỉa hè, lòng đường cả khu vực quanh chùa chật kín. Hàng trăm người không tìm được chỗ đã ngồi ngay trên cầu vượt tại nút giao thông Ngã Tư Sở gần chùa bái vọng. Chùa Hương, trong hai ngày khai hội, có gần 10 vạn lượt khách hành hương...

Đi lễ đầu năm là phong tục đẹp. Song dường như giữa giữ phong tục đẹp, nhân lên những hủ tục hay bày ra những tục quái lạ là một khoảng cách mong manh.

Các bậc quân vương xưa khi đi lễ ở các đền chùa thường nhắc nhở quần thần về công lao của các bậc tiền nhân, song song với cầu quốc thái, dân an. Sau này, mỗi khi đến thăm các di tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ôn lại công lao của người đi trước, nhắc nhở nhân dân giữ gìn di tích. Câu nói : ''Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'' của Người vừa khái quát công trạng của người xưa, vừa nói đến trách nhiệm của chúng ta hôm nay.

Nhưng ngày nay, không phải ai cũng quan tâm đến nơi mình đi lễ thờ phụng ai. Thử hỏi, trong số hàng ngàn người đi 'cướp lộc' ở đền Trần, có những ai có thể kể sơ lược công tích của các vị vua đời Trần ? Trong khi mải mê xin ấn để cầu quan, có ai nhớ đến xưa kia danh tướng nhà Trần, Trần Hưng Đạo đã nói, phải lấy dân làm kế sâu rễ, bền gốc ? Người ta thường chỉ nghĩ đến xin (hoặc cướp) lộc thánh, chứ người ta ít nghĩ đến tri ân tổ tiên.

Với người Việt, lễ Thánh luôn song hành với lễ Phật. Xuyên suốt giáo lý nhà Phật đó là quy luật nhân - quả. Nhà Phật có câu: 'Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại'. Đạo Phật luôn dạy con người sống hướng thiện.

Nhìn vào một lượng lớn khách đến chùa, ta không thể không tự hỏi rằng giá như tất cả mọi người khi đi lễ Phật, ai cũng tâm niệm làm theo Phật dạy. Có lẽ chỉ cần thực hiện một số lời dạy của Ngài như : không trộm cắp, không nói dối, mọi người ai cũng giúp đỡ người khác (bố thí)... thì ắt xã hội sẽ có nhiều thay đổi. Nhưng trên thực tế, ngay cả việc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai, cũng không phải ai cũng biết. Thích Ca Mâu Ni vốn là một con người - con người giác ngộ, đề ra triết lý sống từ bi hỷ xả. Điều Ngài mang lại cho thế giới, không phải là ban phát tài lộc, mà là triết lý sống hướng thiện. Nhà Phật khuyến khích mọi người cúng dường. Một phần của cúng dường sẽ được cơ sở thờ tự sử dụng, một phần đem giúp đỡ người khác. Trước khi Phật tịch diệt, Đức Phật dạy cái cúng dường tốt nhất là thực hành những điều Ngài dạy.

Chẳng hiểu do đâu, hiện nay, tồn tại quan niệm 'tốt lễ, dễ bay' trong cúng dường. Người ta biến các bậc thánh, Phật thành những kẻ 'ăn hối lộ', vì cho rằng lễ hậu sẽ nhận lộc nhiều. Đi lễ chùa, người ta hiếm khi nói sẽ thực hiện lời Phật dạy thế nào, mà thường hỏi nhau là đi chùa để cầu, xin cái gì. Người cầu bình an, sức khỏe, người cầu quan cao, lộc hậu, buôn may, bán đắt... Có người đi lễ chùa xin Đức Phật... làm hại người khác, để thuận đường buôn bán hay thăng quan tiến chức của mình. Không biết trong lúc ấy, có bao nhiêu người nghĩ đến luật nhân - quả ? Có bao nhiêu người nghĩ đến việc giúp đỡ người khác như lời kinh Phật, thay vì tìm mọi cách cầu xin, hoặc tranh giành 'lộc' về tay mình?

Chính người Việt từ xa xưa đã dạy 'Phật tại tâm'. Lễ Phật trước hết ở tấm lòng thành. Đó là một cách thể hiện khác của lời Phật dạy, về lối sống hướng thiện, từ bi, hỷ xả, thay vì biến Ngài thành một đối tượng để rồi đưa ra những 'thỏa thuận' về 'xin - cho'.

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét