Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Kham pha ve dep cua lau dai Obidos Castle o Bo Dao Nha

Óbidos Castle là một viên đá quý trong số những lâu đài thời trung cổ của Bồ Đào Nha, nằm trên một ngọn đồi trong vùng đất phì nhiêu với phong cảnh tuyệt đẹp của vườn nho xung quanh, cối xay gió và mái nhà bằng đất nung của dân địa phương trong khu vực.

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • pháo đài
  • thế kỷ
  • nữ hoàng
  • đá sỏi
  • đá vôi
Địa danh thế giới
  • Bồ Đào Nha
  • Roma
Cụm từ
  • vườn nho
  • cối xay gió
  • tranh vẽ
Tính từ
  • lãng mạn
Từ chuyên môn
  • gothic

Tin đọc nhiều

  • Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon - Zing 1639 lượt đọc
  • Ngỡ ngàng rừng nguyên sinh hàng nghìn tuổi trên... cồn cát - Dân Việt 414 lượt đọc
  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi quảng bá du lịch Tây Nguyên - VnExpress 254 lượt đọc
  • Bà cụ có mái tóc dài hơn 5 mét - VnExpress 239 lượt đọc
  • Lạ lùng cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K'ho - Giadinh.net 232 lượt đọc
  • "Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi - Dân Trí 172 lượt đọc
  • Nín thở xem "người chim" bay qua dãy An-pơ - aFamily 136 lượt đọc
  • Phạt tới 40 triệu đồng cho vi phạm trong du lịch - Vietnam Plus 133 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Brazil phấn đấu lọt vào tốp 5 điểm du lịch hàng đầu - Vietnam Plus

Các bài khác

  • Ngậy giòn bánh sầu riêng chiên ở phố Tô Hiến Thành - aFamily
  • Những hòn đảo xinh đẹp nhất hành tinh - 24h.com.vn
  • Ghé quán bánh cuốn ngon trên đường Lương Thế Vinh - aFamily
  • Ảnh đẹp: Thỏ núi phi thân trên tuyết - Bee.net.vn
  • Lý Nhã Kỳ bỏ "đại gia" về bản cưỡi voi - 2Sao

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Ma Kết (22/12-19/01)

Một số người đang thử thách tính nhẫn nại của bạn tới đâu. Ma Kết sẽ làm họ thấy rằng những ý định đó là sai lầm bởi bạn thậm chí có thể biến những khó khăn gặp phải thành những kết quả độc đáo khác biệt với bất cứ ai.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies


Óbidos có lẽ bắt nguồn từ chữ Latin "oppidum" có nghĩa là "pháo đài" hay "thành phố tăng cường". Các nhà khoa học đã chứng minh được nơi đây từng tồn tại một thị trấn trù phú của người La Mã xưa.

Năm 713, pháo đài Moorish được xây dựng trên một ngọn đồi, nhưng đến năm 1210, vua Alfonso II đã xây dựng lại lâu đài và khu vực xung quanh đổi tên thành Óbidos Urraca vợ của mình. Kể từ đó, qua nhiều thế kỷ, lâu đài trở thành nơi sinh ở của một số nữ hoàng. Sau đó, vua Dinis đã sửa lại với đá vôi và dát cẩm thạch tạo nên sự lãng mạn của lâu đài, đây được xem là món quà dành cho vợ - Nữ hoàng Isabel de Aragon.

Trong cuối thế kỷ 14, vua Fernando lấy lý do là tăng cường và củng cố các lâu đài nên đã cho gia cố thêm, lấy phong cách kiến ​​trúc Manueline đại diện cho phng cách của một cung điện hiện đại. Một vài tòa nhà đẹp trong thành phố được xây dựng trên mô hình này và ngày nay họ cung cấp phòng nghỉ sang trọng cho thuê.

Lâu đài với con đường đá sỏi đẹp như tranh vẽ xen kẽ với những ngôi nhà đầy màu sắc hoa phong lữ, cửa thiết kế theo kiến trúc Gothique, nhà thờ, hoa và gạch vôi trắng rực rỡ - tất cả bao quanh bởi các bức tường của một lâu đài thế kỷ 12 tạo nên khung cảnh được coi là một trong những lâu đài lãng mạn nhất cho các đôi uyên ương./.

Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Loi nguyen trong nhung pho tuong dat set

ANTĐ - 13 pho tượng được làm bằng đất sét nhuốm màu thời gian, nằm u tịch dưới tán rừng sa mộc (bản Suối Thầu, xã Bản Luốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang) giờ vẫn như một lời nguyền về một thời mông muội mà dân bản nơi đây đã ngập chìm vào khói thuốc phiện.

Những pho tượng trong đền thờ đều mang những tượng trưng về loài quả anh túc

Bài học lớn trên khu đền Suối Thầu

Anh Minh lục tìm chùm chìa khóa khu đền thờ, rồi nhẹ nhàng mở cửa như sợ làm mạnh tay sẽ lay động đến những ánh mắt dữ dằn trên mỗi pho tượng. Cánh cửa đền vừa mở toang, ánh sáng tràn vào làm vạn vật trong không gian nhỏ bé đó trở nên huyền bí bởi sắc màu sơn son từng pho tượng. Nơi thượng ngàn, có một khu đền thờ là điều dễ hiểu, bởi cuộc sống nương rẫy được mùa hay mất mùa, cho dù đều phụ thuộc vào con người, nhưng bao giờ cũng thế, lòng tin về một vị thần rừng che chở cho sự sống nơi gian khó lâu nay vẫn tồn tại trong lòng người dân bản.

Đền thờ ở bản Suối Thầu, xã Bản Luốc, Hoàng Su Phì, Hà Giang thì khác. Đó không chỉ là đền thờ thiêng của dân bản, mà còn như lời nguyền của người xưa. Ấy là khu đền thờ "vị thần thuốc phiện" nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi huyện Hoàng Su Phì. "Tất cả tượng đều được làm bằng đất sét. Cách đây không lâu được dân bản tu bổ lại, từ sơn cho đến những cánh cửa, ván bưng quanh đền. Tôi chỉ biết thời ông nội đã nói với bố tôi rằng, nơi này rất thiêng, phải làm sao gìn giữ để con cháu nhìn vào mà tránh. Đền thờ vị thần thuốc phiện nhưng theo người dân và bố tôi thường nói không phải tôn vinh thứ thuốc chết người mà để làm bài học cho con cháu của người xưa…"- anh Đặng Kim Minh nói.

Ông Đặng Kim Thoản, bố anh Minh là người trông nom đền từ khi ông nội anh mất, giờ ông Thoản ốm nặng, nằm bệt bên bếp nhà sàn chênh vênh trên sườn núi. Chúng tôi được anh Minh cho vào đền để thắp nén nhang, dâng lên tiền nhân sự kính trọng để được ghi những câu chuyện thật có trong khu đền này. "Tôi cũng chỉ nghe bố nói là đền thờ thuốc phiện, rất thiêng. Năm nào ngày lễ người dân khắp nơi cũng về dâng lễ cầu an. Khu đền đối với người dân Suối Thầu, còn như hương ước của bản để giáo dục con cháu…" - anh Minh cho biết. 13 pho tượng, mỗi pho một vẻ khác nhau. Cõi thiêng liêng bao giờ cũng gây một cảm giác rờn rợn. Bất chợt, ánh mắt dữ tợn từ một pho tượng tay cầm quả thuốc phiện quắc lên trong mắt người trực diện.

Khói nhang vừa thắp ngoằn ngoèo, uốn lượn qua mặt pho tượng vấn khăn rồi thoát lên không gian. "Đây là nhựa cần sa quánh thành bánh, trước đây màu nó đen sì nhưng giờ có màu vàng do người dân mới sơn lại" - chỉ một pho tượng tay nâng miếng gì đó, tựa hồ bánh dẻo - anh Minh cho biết. Sự tích thế nào thì anh Minh không nhớ nhiều, chỉ mang máng rằng, xưa kia nơi đây nhiều người hút thuốc phiện, đó là thời xa xưa lắm rồi. Lời truyền miệng từ xưa đến nay vẫn thế, ai nói về khu đền thờ cũng chỉ biết rằng đó là khu đền thờ vị thần thuốc phiện. Việc thờ không phải để tôn vinh những gì trong quá khứ, mà thờ để con cháu không vấp ngã phải con đường mông muội xa xưa mà người đi trước đã đắm chìm không lối thoát.

Vắng bóng hoa anh túc

Đường về xã Bản Luốc như "nấc thang lên trời". Mỗi khúc cua trên cung đường từ Hoàng Su Phì đến xã Bản Luốc, dường như nâng con người lên độ cao khác nhau cho tới khi lẩn vào những mảng mây bảng lảng làm mờ tỏ cả đại ngàn sa mộc. Tôi đồ rằng, khoảng cách và tầm cao về địa lý xưa kia có thể là lý do chôn vùi biết bao cuộc đời vào khói thuốc phiện, hay vì khi ấy thứ cây quỷ quái đã mọc thành rừng hoang giữa đại ngàn để đưa con người trở thành những bóng ma rừng chết yểu. Giờ thì khác, hoa anh túc đã vắng trên nương xa gần, nhiều người lớn lên cũng chẳng hình dung được hoa anh túc sắc màu ra sao nữa. Người ta cũng chẳng cần biết loài cây đó để làm gì. "Thực ra ai cũng biết đó là khu đền thờ thuốc phiện. Nhưng vì cái tên thuốc phiện rất xấu, nên nhiều người chỉ nói đó là đền thiêng Suối Thầu. Còn đền có từ thời nào thì chẳng ai biết, chỉ có điều bản đã coi đó như hương ước, nếu ai vi phạm vào bất cứ điều gì, cũng phải đến đó gột rửa, thú tội để không bao giờ lầm lạc vào nữa, bất kể việc sai trái lớn bé" - Ông Đặng Văn Nam, Bí thư Chi bộ xã Bản Luốc cho biết.

Một thời, vùng rẻo cao Bản Luốc chìm ngập trong khói thuốc phiện. Người già, người trẻ, nam, nữ dùng thuốc phiện thay cơm bữa. Khói thuốc phiện như những đám mây giăng mù mịt rừng sa mộc trên thượng ngàn. Bản làng say khói thuốc, như người lạ say mây gió trên "nấc thang trời". "Giờ bản Suối Thầu được vinh danh bản văn hóa. Người nghiện trong bản tìm khó như nước trên ruộng bậc thang mùa khô. Ai cũng biết trồng cái cây ấy là gây hại cho bản, hút cái khói ấy là giết chết bản. Chẳng ai làm việc xấu ấy nữa từ lâu rồi" - Trung úy Thảo Seo Lử - Công an phụ trách xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì khẳng định. Là chiến sĩ trẻ, lại là dân gốc ở Hoàng Su Phì, nên anh Lử hiểu và nắm bắt tình hình rõ như cây sa mộc hiểu đất cằn.

"Người trở về đền thờ Suối Thầu như để cảm tạ những vị thần linh thiêng đã cảnh báo cho thế hệ hôm nay không vấp phải những làn khói mê muội sức mạnh và lòng tin của người dân đối với khu đền thờ thiêng, đã được chuyển hóa thành những bài học phòng ngừa nói với thanh niên trong bản về tác hại của thuốc phiện gây nên…" - Trung úy Thảo Seo Lử, hiểu rằng, ở nơi một thời chìm đắm trong khói thuốc phiện, nếu giáo dục không tốt, những dư âm của nó, mặc dù rất xa cũng có thể trở lại gây hại cho thế hệ trai tráng trong xã, trong bản hôm nay. Bởi thế, giữ khu đền thờ để những pho tượng được làm bằng đất sét trong đền thờ luôn chứng giám và trừng phạt kẻ làm điều sai trái, gây xấu cho dân bản. Sự trả giá cho một thời ngập chìm trong khói thuốc phiện, đã được tiền nhân đúc kết thành bài học cho thế hệ sau từ những pho tượng mang trên tay "bùa ác". Người già trong bản nói rằng, những miếng nhựa thuốc phiện tượng trưng trên tay các pho tượng là để nói rằng, nếu muốn con người chết chóc, hủy hoại dân bản hãy dâng loài nhựa ma quái, đó là cách tận diệt dân bản của người bị ma rừng trừng phạt.

"Tích thiêng về đền thờ chẳng ai lý giải được. Ngày xưa bố tôi chỉ nói nơi này từng là "vương quốc" của cây thuốc phiện, nhưng mà cách đây hàng mấy trăm năm rồi. Thuở ấy, nơi đây là đồng bào Mông ở. Bây giờ thì chỉ có người Dao áo dài và đồng bào Tày thôi" - anh Đặng Hồng Cánh, Chánh văn phòng UBND xã Bản Luốc cho biết. Nhà anh Cánh ở gần khu đền thờ. Anh thừa nhận đó là khu đền thiêng, bằng chứng là chính bố anh Cánh đã đổ bệnh vì làm việc không hay. Cách đây không lâu, ông Đặng Văn Hu mang khóm luồng trồng chính diện cửa đền thờ. Ít ngày sau, cây gạo cổ thụ trước đền, bỗng dưng quật đổ vào nhà ông Hu. Ông Hu đã lấy cưa cắt một khúc cành về bổ máng lợn. Cả đàn lợn lăn ra ốm rồi chết, ông Hu cũng ốm theo đến kiệt sức phải làm lễ tạ với vị thần linh trong đền. Từ bấy, dân bản càng sùng tín. Đặc biệt, những đêm trăng suông, bên cánh rừng gần khu đền phát ánh sáng lạ thường, thì sau vài ngày bản ắt sẽ có chuyện, thường là chuyện buồn. "Những người biết chuyện đó, kể với nhau, rồi tôi từng chứng kiến vệt sáng phát ra vào đêm khi tôi đi từ ủy ban xã về. Sau 2 ngày nhìn thấy, một cụ trong bản qua đời…" - anh Cánh khẳng định.

Cho đến bây giờ bức màn bí ẩn về những pho tượng đất sét trong khu đền thờ trên đỉnh Suối Thầu chỉ được vén mở trong câu kể của người dân. Một khu đền thiêng hàng nghìn năm tuổi nằm ẩn khuất dưới tán cây rừng, trên đỉnh núi cao nhất này, vẫn mang đậm triết lý và lời dạy của tiền nhân.

Đức Trí


Theo www.baomoi.com

Khai truong cho du lich

TP - Ngày 12-3, Cty Thoát nước và Phát triển đô thị BR-VT cho biết đã đưa chợ du lịch, Bãi Sau (TP Vũng Tàu) vào hoạt động, với 369 gian hàng, trong đó có nhiều gian hàng thủ công mỹ nghệ.

Chợ du lịch, có diện tích 36.750 m2, gồm bãi đậu xe sức chứa 500 ôtô; khu tổ chức sự kiện, triển lãm sức chứa 10.000 người; khu mua sắm 564 quầy; khu ẩm thực 45 gian hàng... Dự án này đang được đề nghị xác lập kỷ lục Chợ du lịch lớn nhất nước .


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Dan ca trong phat trien du lich Xu Lang

Dân ca là một bộ phận góp phần làm nên văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. Dù chỉ là một trong những thành phần nhưng dân ca lại có vị trí vô cùng ý nghĩa đối với việc tạo ra nét riêng biệt, độc đáo, bản sắc của văn hóa. Nó cũng thường được đem ra giới thiệu đầu tiên với bạn bè và du khách mỗi khi có dịp.

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • dân ca
  • hát then
  • đàn tính
  • du khách
  • dân tộc
  • lễ hội
  • văn hóa
Địa danh trong nước
  • Lạng Sơn
  • Cao Lộc
Động từ
  • du lịch
  • bảo tồn
  • biểu diễn
Tên người
  • Hải Yến

Tin đọc nhiều

  • Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon - Zing 1640 lượt đọc
  • Ngỡ ngàng rừng nguyên sinh hàng nghìn tuổi trên... cồn cát - Dân Việt 414 lượt đọc
  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi quảng bá du lịch Tây Nguyên - VnExpress 254 lượt đọc
  • Bà cụ có mái tóc dài hơn 5 mét - VnExpress 239 lượt đọc
  • Lạ lùng cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K'ho - Giadinh.net 232 lượt đọc
  • "Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi - Dân Trí 172 lượt đọc
  • Nín thở xem "người chim" bay qua dãy An-pơ - aFamily 136 lượt đọc
  • Phạt tới 40 triệu đồng cho vi phạm trong du lịch - Vietnam Plus 133 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Brazil phấn đấu lọt vào tốp 5 điểm du lịch hàng đầu - Vietnam Plus
  • Khám phá vẻ đẹp của lâu đài Óbidos Castle ở Bồ Đào Nha - Tin tức Du lịch
  • Ngậy giòn bánh sầu riêng chiên ở phố Tô Hiến Thành - aFamily
  • Những hòn đảo xinh đẹp nhất hành tinh - 24h.com.vn
  • Ghé quán bánh cuốn ngon trên đường Lương Thế Vinh - aFamily

Các bài khác

  • Tin vắn ngày 13-3 - Tiền Phong
  • Lạ miệng với canh bún ở phố Nguyễn Siêu - aFamily
  • "Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi - Dân Trí
  • Ngỡ ngàng rừng nguyên sinh hàng nghìn tuổi trên... cồn cát - Dân Việt
  • Nhiều du khách chê tour giỗ Tổ vì ngại chen lấn - VnExpress

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Thần Nông (23/10-21/11)

Kết quả tốt hay xấu hôm nay chẳng cách xa nhau là mấy. Đừng trở thành một người lưỡng lự không dám đưa ra quyết định nhanh chóng, mọi người sẽ dễ dàng tranh mất cơ hội của bạn. Hãy xác định phải qua thử thách mới có thành công nhé.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies


Khi đặt vấn đề, dân ca các dân tộc trong phát triển du lịch là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, dân ca vốn dĩ đã có chỗ đứng trong lòng mỗi người dân, mỗi cộng đồng nên sức sống của nó ngày càng sâu bền. Tất nhiên có lúc này, lúc khác không phát triển mạnh, song khi có điều kiện thì lại phát triển và không ngừng lan tỏa sâu rộng. Điều này đã được thực tế chứng minh.
Dễ nhận thấy, trong mấy năm trở lại đây, dân ca xuất hiện trở lại và phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nét là thông qua các sự kiện văn hóa của tỉnh như các dịp lễ kỷ niệm, những chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng và đậm nét hơn cả là trong các lễ hội xuân Xứ Lạng. Hầu như, các chương trình văn nghệ đều dành những thời gian xứng đáng cho các tiết mục dân ca. Chính nhờ những hoạt động thiết thực như vậy nên dân ca ngày càng nhận được sự theo dõi, hưởng ứng của mọi người. Dân ca các dân tộc Xứ Lạng xuất hiện nhiều trong thời gian qua chủ yếu là hát then – đàn tính, sli, lượn, và dân ca giao lưu với các địa phương, vùng miền khác… Riêng đối với hát then – đàn tính có thể nói trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang có một phong trào yêu thích, học tập môn nghệ thuật dân tộc độc đáo này. Đáng tự hào hơn, Lạng Sơn mỗi lần tham gia liên hoan nghệ thuật hát then – đàn tính toàn quốc đều giành những giải cao. Đó thực sự là một nguồn cổ vũ động viên to lớn để dân ca nói chung, hát then – đàn tính nói riêng ngày càng phát triển. Mặt khác, sự quan tâm của tỉnh đối với phát triển dân ca cũng hết sức được quan tâm như, nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức các môi trường diễn xướng thích hợp để biểu diễn, thể hiện. Thứ nữa, tỉnh cũng đã thành lập được Câu lạc bộ đàn và hát dân ca tỉnh, Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh. Nhờ đó, các hoạt động bảo tồn và phát huy dân ca các dân tộc được đẩy mạnh, có nhiều hoạt động thiết thực. Qua những lần xuất hiện, du khách gần xa đã biết đến Xứ Lạng là một trong những vùng đất có vốn di sản dân ca phong phú và đa dạng.
Mùa lễ hội xuân Xứ Lạng 2012 vừa qua có những lễ hội nhờ những làn điệu dân ca càng trở nên náo nức hơn, không những thế còn trở thành nét đặc trưng, bản sắc không lẫn vào đâu được. Đơn cử như, lễ hội xuống đồng làng Khòn Lèng, lễ hội đền Vua Lê (thành phố Lạng Sơn) tiêu biểu với các tiết mục hát then – đàn tính hay hát sli, lượn tại ngày hội văn hóa xã Hải Yến (Cao Lộc),… Qua quan sát, khi các tiết mục dân ca được thể hiện đều cuốn hút mọi người, nhất là những du khách từ nơi xa đến. Nhiều người có máy ảnh đã không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp. Đặc biệt còn thấy có nhiều văn nghệ sỹ nhiếp ảnh xuất hiện sáng tác. Có thể khẳng định, dân ca là một tài nguyên văn hóa quan trọng và càng có ý nghĩa hơn khi nó được phát huy trong các hoạt động du lịch. Chắc chắn đây sẽ là một yếu tố hấp dẫn du khách.
Mới đây, tại cuộc gặp mặt đầu xuân của Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh, giới thiệu quá trình hoạt động của Đội dân ca thể nghiệm Nộc Én, vấn đề biểu diễn dân ca phục vụ cho các hoạt động du lịch, giới thiệu, quảng bá về văn hóa các dân tộc Xứ Lạng cũng được đặt ra. Phát biểu ý kiến, ông Vy Hồng Nhân, Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh đã nêu rõ, Đội dân ca Nộc Én được lập ra có tính xung kích, chủ động, năng động, các thành viên có năng khiếu, nhiệt tình, góp phần vào gìn giữ, bảo tồn dân ca của Xứ Lạng. Khi giới thiệu về văn hóa trước hết là dân ca hoặc đi giao lưu với các tỉnh hoặc giới thiệu với du khách đến Xứ Lạng. Rồi đây, đội Nộc Én ngoài việc đi giao lưu, giới thiệu về dân ca, phục vụ các sự kiện còn phải truyền dạy dân ca cho các thế hệ trẻ... Quả thật, khi dân ca trở thành một nội dung trải nghiệm, thưởng thức của du khách đến Xứ Lạng thì thật ý nghĩa. Bởi thông qua đó mỗi du khách càng thêm hiểu, thêm yêu đất và người Xứ Lạng luôn giàu lòng mến khách, chân thành, có nhiều nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Anh Hoàng Việt Bình, Đội trưởng Đội dân ca Nộc Én cho biết, đội cũng đã biểu diễn, giới thiệu dân ca với một số đoàn du khách. Nếu các đoàn du khách có nhu cầu thưởng thức dân ca thì việc huy động các thành viên của đội để biểu diễn cũng rất nhanh chóng và sẵn sàng.

Thiết nghĩ, việc gắn kết giữa dân ca, nghệ thuật truyền thống với các hoạt động du lịch của địa phương là một hướng đi đã được nhiều địa phương vận dụng. Vậy nên, để dân ca có điều kiện phát huy và phát triển cũng như làm cho các hành trình du lịch của tỉnh thêm hấp dẫn thì sự gắn kết, đưa dân ca vào nội dung trải nghiệm, khám phá, thưởng lãm của du khách là rất cần thiết và khả quan. Theo đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị biểu diễn với đơn vị, doanh nghiệp hoạt động du lịch để dân ca có điều kiện đến gần với du khách hơn, thường xuyên hơn. Cùng với đó, đưa hoạt động dân ca vào là một trong những nội dung trải nghiệm của các điểm đến du lịch./.

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Viet Nam xep hang 80 ve nang luc canh tranh

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) vừa công bố Báo cáo đánh giá mức độ cạnh tranh ngành du lịch năm 2011 (Travel and Tourism Competitiveness Report 2011), trong đó xếp hạng cạnh tranh của du lịch Việt Nam ở thứ 80 trong 139 quốc gia được khảo sát.

Vị trí này tăng 9 bậc so năm 2009. Những nước trong khu vực Đông Nam Á có thứ hạng cao hơn Việt Nam là Singapore (10), Malaysia (35), Thái Lan (41), Indonesia (74), dưới Việt Nam là Philippines (94), Campuchia (110).

Dẫn đầu thế giới là Thụy Sĩ, Đức, Pháp. Báo cáo nhận định, du lịch Việt Nam hưởng lợi từ nguồn tài nguyên văn hóa phong phú (thứ 36 trên thế giới) với nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều tài nguyên thiên nhiên, các di sản thiên nhiên thế giới cùng hệ động thực vật đa dạng (xếp hạng 24)…

Tuy nhiên, để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành du lịch, Việt Nam cần phải phát triển nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng du lịch (xếp thứ 110) và phải có cách đảm bảo môi trường bền vững (xếp thứ 115).

N.Trần Tâm


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Chum anh An tuong Sa Pa

(GDVN) -Lần đầu đặt chân đến thành phố trong sương, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất và nét bình dị của con người nơi đây.

Ruộng bậc thang.

Em bé chăn trâu.

Bản Cát Cát.

Thác nước bản Cát Cát.

Cầu Mây.

Dòng suối mùa đông.

Nắng lên

Toàn cảnh núi Hàm Rồng từ trên cao.

Vườn lan núi Hàm Rồng.

Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Lang duc dong giua long Co do

(Petrotimes) - Phường Đúc nằm ven bờ Nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên ngược về phía Long Thọ, cách TP Huế chừng 3km về phía Tây Nam (tỉnh Thừa Thiên – Huế) xưa nay nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống.

Đúc khuôn

Phường Đúc ở Huế ra đời có gốc gác từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời phong kiến Nguyễn. Dải đất ấy nằm men bờ sông Hương ôm choàng trong lòng và bao quanh nó là năm dãy thợ đúc với những tên gọi dân gian quen thuộc được xếp theo thứ bậc lần lượt từ Đông sang Tây với những tên gọi riêng là Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Đồng.

Tương truyền vào thời Chúa Nguyễn, những người thợ giỏi đến từ nhiều nơi được tập trung làm việc trong những công tượng của Chúa gọi là Trường Đồng. Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh mà ông Nguyễn Văn Lương là ông tổ khai nghiệp, rất nhiều người ngoại tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ Huỳnh… Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên và lưu giữ được nét đẹp của một làng nghề truyền thống.

Hiện nay, phường Đúc có trên 60 lò đúc lớn nhỏ với trên 300 người làm nghề này. Ngoài các sản phẩm thông thường như đúc lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ; các cơ sở đúc đồng phường đúc còn có thể sản xuất ra những bức tượng phật với khối lượng lớn. Đặc biệt, phường Đúc còn rất nổi tiếng với kỹ thuật đúc, chạm rổ những kiệt tác mang tính lịch sử niên đại dân tộc với sự tinh luyện đến khó tin của đôi bàn tay những người thợ xứng danh. Theo lời kể của các bậc cao niên, trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển những người thợ tài hoa phường Đúc đã để lại cho đất Cố đô nhiều tác phẩm tinh luyện danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ (1710); những chiếc vạc bằng đồng, nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu thần công (1803-1804) đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh (1835-1837) – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nổi.

Anh Nguyễn Phùng Sơn, người có 16 năm thâm niên trong nghề đúc đồng, con trai lão nghệ nhân xứng danh Nguyễn Phùng Sinh nổi tiếng từ Nam chí Bắc xứ Cố đô, chia sẻ: "Để cho ra lò một sản phẩm hoàn chỉnh trải qua một quá trình công đoạn rất công phu, đòi hỏi sự dày công, tỉ mỉ rất cao. Mỗi một sản phẩm hoàn chỉnh đều phải tra qua 3 giai đoạn chính như: Làm khuôn; nấu đồng, đổ sản phẩm; gia công nguội sản phẩm sau khi đúc. Ví dụ đối với đúc chuông thì bước đầu phải tạo vỏ, làm lõi, tạo độ dày, sấy khuôn sơ bộ và tạo hoa văn nội dung".

Ngày nay, ở phường Đúc vẫn còn không ít các nghệ nhân vẫn tâm huyết với nghề và được vinh danh như: Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Trai…Các nghệ nhân này vẫn đang nỗ lực truyền nghề cho các thế hệ con cháu mai sau để gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghề đúc đồng không bị mai một, lãng quên theo thời gian. Chính vì lẽ đó, mà hiện tại sản phẩm đúc đồng của làng nghề phường đúc không còn bó hẹp ở những sản phẩm truyền thống mà đã mở rộng ra nhiều mặt hàng khác phục vụ cho lĩnh vực trang trí nội thất và du lịch. Nhờ đó mà sản phẩm đúc đồng của phường Đúc không những đã có mặt ở hầu hết thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thị trường thế giới thông qua kênh xuất khẩu và du lịch.

Một khối chuông được nhào nặn hoàn chỉnh

Khắc họa tiết trên khuôn đúc

Xử lý đồng trước khi nấu

Nấu đồng khối viên

Những khối đồng nặng hàng chục kg được cho vào lò nung

Ngoài lò nung những người thợ chẻ củi vẫn đang miệt mài với công việc tiếp nhiên liệu cho lò

Những khối đồng đã được nung chảy sau gần 3 giờ đồng hồ nhóm lửa

Miệt mài trong công việc

Sàn lọc đồng loại bỏ tạp chất trước khi đun

Dù công việc mệt nhọc nhưng những nụ cười tươi như thế này vẫn luôn rạng ngời trên từng người thợ đúc đồng

Tiếp đồng vào lò nung

Canh lửa

Rót đồng ra thạp chuẩn bị đổ khuôn

Những thạp đồng nung chảy được đưa ra lò được đặt sẵn bên khuôn đúc

Đồng nung chảy đã được chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho vào khuôn đã định trước

Rót đồng vào khuôn

Đồng nung đỏ rực trong khuôn

Thêm đồng vào khuôn đảm bảo khối lượng định sẵn trong sản phẩm

Càng về giai đoạn cuối công việc đổ đồng vào khuôn càng đòi hỏi sự tỉ mỉ của từng người thợ

Sản phẩm sau khi được tách khuôn

Gia công sản phẩm

Đánh bóng sản phẩm một bức tượng đã được cho ra lò

Lợi Nguyễn – Quang Tiến


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Dung nhan nhung thac nuoc ky vi nhat hanh tinh (P2)

"Dung nhan" những thác nước kỳ vĩ nhất hành tinh (P2)

Mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng những dòng thác đẹp khắp thế giới.

'Dung nhan' những thác nước kỳ vĩ nhất hành tinh (P1) Ngắm 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới

11. Thác Trou de Fer, đảo Reunion

Trou de Fer nằm trên khu vực ẩm thấp nhất thế giới thuộc đảo Reunion ở Ấn Độ Dương. Con thác này là một phần của sông Bras de Caverne chạy qua hẻm núi với 4 dòng chảy. Tổng chiều cao (và cũng là chiều cao thả nước) của thác là 210 m.

12. Thác Cuquenan, Venezuela

Cuquenan nằm ở Salto, trên biên giới Guyana - Venezuela, nổi tiếng là thác nước dốc nhất thế giới (670m) đồng thời là thác cao thứ hai ở Venezuela sau thác Angel, ngọn thác cao nhất thế giới. Dòng nước từ độ cao 2.627m của núi Cuquenan và thác đổ xuống Kukenan Tepui rồi đổ vào dòng sông Arabopo trên cao nguyên Cuquenan ở Mata Hui.

13. Thác La Fortuna, Costa Rica

Chạy qua các khu rừng nhiệt đới ở Costa Rica, La Fortuna nằm dưới chân núi lửa không hoạt động Cerro Chato. Thác nước cao khoảng 70-75 m, nổi tiếng bởi những phong cảnh ấn tượng bao trùm quanh thác. Nước từ La Fortuna đổ vào một hồ bơi trong, xanh màu lục lam. Khách du lịch thường tới đây vào mùa khô để ngâm mình vào dòng nước trong vắt mát lạnh.

14. Thác Nohkalikai, Ấn Độ

Nohkalikai là ví dụ điển hình về cảnh quan tuyệt đẹp của một thác nước chảy xuống từ độ cao hùng vĩ 335m. Nhìn từ xa thác giống như một chiếc dù đang nổi lên từ màn sương trắng xóa huyền diệu. Phía dưới chân thác là một hồ xanh biếc tuyệt đẹp.

15. Thác Shomyo, Nhật Bản

Shomyo hay Shōmyō-daki nằm trên địa phận thành phố Tateyama là thác nước cao nhất tại Nhật Bản với độ cao 350 m. Shomyo có lượng nước dồi dào nhất vào đầu mùa hè, khi tuyết trên núi Tateyama tan. Người anh em sinh đôi của nó là thác Hannoki được coi là thác cao nhất tính theo mùa bởi thác này chỉ có nước chảy từ 4 đến tháng 7 khi tuyết trên cao nguyên Midagahara bắt đầu tan ra.

16. Thác Hunlen, Canada

Nằm trên bờ biển phía tây của Canada, British Columbia, Hunlen là thác nước cao nhất của nước này với độ cao 401m. Thác chảy xuống như một dòng duy nhất, không bị gián đoạn. Vì không có con đường đến thác nên du khách sẽ phải sử dụng một thủy phi cơ và sau đó đi bộ vào.

17. Thác Madhabkunda, Bangladesh

Madhabkunda là thác nước lớn nhất ở Bangladesh và là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch yêu thích sự khám phá. Dòng thác quanh co mềm mại chảy xuống từ độ cao 61m tạo ra cảnh tượng khó quên cho khách tham quan.

18. Thác Cachoeira da Fumaça, Brazil

Được một phi công phát hiện năm 1960, Cachoeira da Fumaça là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất tọa lạc tại Chapada Diamantina, Brazil. Thác này có tên tiếng Anh là thác khói bởi cột thác trắng xóa đổ ầm ầm xuống hồ dưới chân thác, tạo nên bọt nước, hơi nước mờ ảo như sương khói. Sở hữu độ cao 380m, Fumaça là thác đơn cao thứ hai tại Brazil sau thác Cachoeira do Araca ở Amazon.

19. Thác Kjelfossen, Na Uy


Là niềm tự hào của Na Uy, Kjelfossen có chiều cao ngoạn mục 755m. Nó được xếp vào danh sách 18 thác nước cao nhất trên thế giới, dòng chảy đơn dài nhất của nó là 149m. Dòng thác cuồn cuộn chảy mãnh liệt, đầy sức mạnh khiến các du khách đều rất ấn tượng với nơi đây.

20. Thác Howick, Nam Phi

Nằm trên vùng KwaZulu-Natal, nơi sinh sống của những người Zulu ở Nam Phi, Howick chảy xuống từ độ cao 95 m. Dù không phải là thác nước cao nhất trên thế giới nhưng Howick chắc chắn là một trong những thác đẹp nhất thé giới. Truyền thuyết kể rằng, Inkanyamba, sinh vật thần thoại có hình dạng một con rắn, sống trong hồ dưới chân thác.

Vozer


Theo www.baomoi.com