![]()
Đúc khuôn
Phường Đúc ở Huế ra đời có gốc gác từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời phong kiến Nguyễn. Dải đất ấy nằm men bờ sông Hương ôm choàng trong lòng và bao quanh nó là năm dãy thợ đúc với những tên gọi dân gian quen thuộc được xếp theo thứ bậc lần lượt từ Đông sang Tây với những tên gọi riêng là Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Đồng.
Tương truyền vào thời Chúa Nguyễn, những người thợ giỏi đến từ nhiều nơi được tập trung làm việc trong những công tượng của Chúa gọi là Trường Đồng. Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh mà ông Nguyễn Văn Lương là ông tổ khai nghiệp, rất nhiều người ngoại tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ Huỳnh… Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên và lưu giữ được nét đẹp của một làng nghề truyền thống.
Hiện nay, phường Đúc có trên 60 lò đúc lớn nhỏ với trên 300 người làm nghề này. Ngoài các sản phẩm thông thường như đúc lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ; các cơ sở đúc đồng phường đúc còn có thể sản xuất ra những bức tượng phật với khối lượng lớn. Đặc biệt, phường Đúc còn rất nổi tiếng với kỹ thuật đúc, chạm rổ những kiệt tác mang tính lịch sử niên đại dân tộc với sự tinh luyện đến khó tin của đôi bàn tay những người thợ xứng danh. Theo lời kể của các bậc cao niên, trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển những người thợ tài hoa phường Đúc đã để lại cho đất Cố đô nhiều tác phẩm tinh luyện danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ (1710); những chiếc vạc bằng đồng, nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu thần công (1803-1804) đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh (1835-1837) – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nổi.
Anh Nguyễn Phùng Sơn, người có 16 năm thâm niên trong nghề đúc đồng, con trai lão nghệ nhân xứng danh Nguyễn Phùng Sinh nổi tiếng từ Nam chí Bắc xứ Cố đô, chia sẻ: "Để cho ra lò một sản phẩm hoàn chỉnh trải qua một quá trình công đoạn rất công phu, đòi hỏi sự dày công, tỉ mỉ rất cao. Mỗi một sản phẩm hoàn chỉnh đều phải tra qua 3 giai đoạn chính như: Làm khuôn; nấu đồng, đổ sản phẩm; gia công nguội sản phẩm sau khi đúc. Ví dụ đối với đúc chuông thì bước đầu phải tạo vỏ, làm lõi, tạo độ dày, sấy khuôn sơ bộ và tạo hoa văn nội dung".
Ngày nay, ở phường Đúc vẫn còn không ít các nghệ nhân vẫn tâm huyết với nghề và được vinh danh như: Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Trai…Các nghệ nhân này vẫn đang nỗ lực truyền nghề cho các thế hệ con cháu mai sau để gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghề đúc đồng không bị mai một, lãng quên theo thời gian. Chính vì lẽ đó, mà hiện tại sản phẩm đúc đồng của làng nghề phường đúc không còn bó hẹp ở những sản phẩm truyền thống mà đã mở rộng ra nhiều mặt hàng khác phục vụ cho lĩnh vực trang trí nội thất và du lịch. Nhờ đó mà sản phẩm đúc đồng của phường Đúc không những đã có mặt ở hầu hết thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thị trường thế giới thông qua kênh xuất khẩu và du lịch.
![]()
Một khối chuông được nhào nặn hoàn chỉnh
![]()
Khắc họa tiết trên khuôn đúc
![]()
Xử lý đồng trước khi nấu
![]()
Nấu đồng khối viên
![]()
Những khối đồng nặng hàng chục kg được cho vào lò nung
![]()
Ngoài lò nung những người thợ chẻ củi vẫn đang miệt mài với công việc tiếp nhiên liệu cho lò
![]()
Những khối đồng đã được nung chảy sau gần 3 giờ đồng hồ nhóm lửa
![]()
Miệt mài trong công việc
![]()
Sàn lọc đồng loại bỏ tạp chất trước khi đun
![]()
Dù công việc mệt nhọc nhưng những nụ cười tươi như thế này vẫn luôn rạng ngời trên từng người thợ đúc đồng
![]()
Tiếp đồng vào lò nung
![]()
Canh lửa
![]()
Rót đồng ra thạp chuẩn bị đổ khuôn
![]()
Những thạp đồng nung chảy được đưa ra lò được đặt sẵn bên khuôn đúc
![]()
Đồng nung chảy đã được chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho vào khuôn đã định trước
![]()
Rót đồng vào khuôn
![]()
Đồng nung đỏ rực trong khuôn
![]()
Thêm đồng vào khuôn đảm bảo khối lượng định sẵn trong sản phẩm
![]()
Càng về giai đoạn cuối công việc đổ đồng vào khuôn càng đòi hỏi sự tỉ mỉ của từng người thợ
![]()
Sản phẩm sau khi được tách khuôn
![]()
Gia công sản phẩm
![]()
Đánh bóng sản phẩm một bức tượng đã được cho ra lò
Lợi Nguyễn – Quang Tiến
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
Lang duc dong giua long Co do
(Petrotimes) - Phường Đúc nằm ven bờ Nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên ngược về phía Long Thọ, cách TP Huế chừng 3km về phía Tây Nam (tỉnh Thừa Thiên – Huế) xưa nay nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét